nguyendu.org.vn
Loading...

Ấn phẩm - Sách

Bộ đếm lượt truy cập

web counter html code

NHỮNG THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ TIỂU LUẬN


Thơ là sản phẩm sáng  tạo của tâm hồn và trí tuệ con người, là nhu cầu trong đời sống tâm linh của mỗi con người. Do đó các tác phẩm thơ ưu tú, các hiện tượng thơ tiêu biểu đều có một giá trị lâu dài trong đời sống tình cảm của dân tộc và nhân loại. Thông qua việc đọc, giảng dạy ở nhà trường cũng như hoạt động của phê bình văn học, thơ đi vào tâm hồn các thế hệ người đọc và phát huy tác dụng lâu bền, có khi suốt đời.

Xem thế, đọc thơ, hiểu thơ trở thành nhu cầu không thể thiếu của con người và xã hội. Song một thời gian dài người ta thường đọc thơ theo lối phân lập tách bạch “nội dung” và “hình thức”, xuất phát từ nội dung để đánh giá hình thức. Nội dung viết cái gì quả là chi phối hình thức viết như thế nào. Nhưng làm thế nào để phát hiện bằng cách tìm hiểu tâm sự nhà văn, bằng nhu cầu xã hội, bằng đời sống thực tế…Sau đó tìm những biểu hiện hình thức của tác phẩm để chứng thực cho nội dung kia. Nghiên cứu tác phẩm văn học trong mối quan hệ tư tưởng với đời sống là một phương hướng đúng. Song cách làm trên đã bỏ qua một khâu then chốt là văn bản tác phẩm. Làm sao có thể tìm biết nội dung “viết cái gì” mà không đi sâu vào văn bản như một chỉnh thể? Việc xem nhẹ khâu này đã mở toang cánh cửa cho những suy diễn chủ quan thâm nhập, trở thành một thông bệnh khó chữa của ngành ngữ văn và khoa phê bình văn học lâu nay. Ngoài ta cắt nghĩa văn bản thế nào cũng được, miễn sao cho phù hợp với ý muốn của nhà phê bình !

Phê bình, phân tích thơ hôm nay phải bắt đầu từ văn bản, coi trọng văn, Dĩ nhiên, văn bản không phải là tất cả. Nhưng người đọc không thể biết một nội dung nào khác ngoài sự biểu hiện của văn bản. Văn bản thơ không chỉ gồm câu chữ, vần điệu, ngắt nhịp…mà bao gồm cả thế giới hình tượng bên trong như một thế giới sống đặc thù. Phải miêu tả thế giới ấy, cho dù nó khác với thực tế như thế nào, có vẻ vô lý như thế nào. Đó chính là thế giới chủ quan nội cảm của tác phẩm. Hãy nhìn đời theo thế giới ấy, sống trong đó như là “ nhà của mình”, lúc ấy người đọc sẽ thấy nhà thơ muốn nói gì và đã nói như thế nào.

Muốn nắm bắt thế giới đó người đọc phải tôn trọng các yếu tối biểu hiện, các yếu tố lặp lại, các dấu hiệu khác thường của tác phẩm. Không được tùy tiện cắt nghĩa các chi tiết, từ ngữ của tác phẩm theo ý thích của mình, mà phải nâng mình lên chi ngang tầm biểu hiện của văn bản, hiểu văn bản bằng chính văn bản, bởi văn bản là tâm hồn, là con người. Muốn thế lại phải liên hệ với các tác phẩm khác của cùng tác giả, liên hệ với các biểu hiện nghệ thuật đương thời, với kinh nghiệm cảm nhận thực tế, với các mẫu gốc truyền thống, các biểu tượng văn hóa ngoại lai…Như vậy công việc đọc thơ lại chính là đọc văn hóa thơ, thâm nhập vào ý thức nghệ thuật của thơ, thể nghiệm cách tưởng tương của thơ, của phong cách rồi từ đó lại trở về cuộc sống.

Tập sách này tâpj hợp các bài viết về các loại hình thơ (thơ cổ điển, thơ lãng mạn, thơ tượng trưng, thơ cách mạng….), về sáng tác của một số nhà thơ, về một số tác phẩm thơ trong nhà trường, và về tác phẩm ưu tú nhất của văn học dân tộc – Truyện Kiều. Tất cả đều là những tìm tòi thể nghiệm của tác giả theo phương hướng nói trên trong những thời gian khác nhau. Khiếm khuyết chắc là khó tránh khỏi , song tác giả đã làm hết sức mình để bạn đọc có dịp thể nghiệm một cách tiếp cận. Mong rằng tập sách sẽ bổ ích cho những ai đang trăn trở trên đường đổi mới cách thơ, tìm hiểu thơ.

Tác gỉa chân thành cảm tạ Nhà xuất bản Giáo dục đã tạo mọi điều kiện để cuốn sách này ra mắt bạn đọc.

Hà Nội, trước thềm năm Ất Hợi

25-1-1995

TRẦN ĐÌNH SỬ

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu

Phần thứ nhất

NHỮNG LOẠI HÌNH THƠ CA

Thơ cổ điển                                                                                                                     

Thơ lãng mạn                                                                                                                  

Thơ tượng trưng                                                                                                            

Thơ cách mạng                                                                                                               

Thơ mới và sự đổi mới thi pháp thơ trữ tình Việt Nam                                                

Phần thứ hai

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ THƠ
Con người trong sáng tác Nguyễn Khuyến                                                                

Cái buồn trong thơ Nguyễn Quang Bích                                                                    

Tư duy nghệ thuật trong thơ Hồ Chí Minh                                                                

Thế tài và ngôn ngữ trong thơ Tố Hữu                                                                       

Phần thứ ba

THẾ GIỚI TÁC PHẨM THƠ

Tùng – Một bài thơ tâm huyết của Nguyễn Trãi                                                        

Ý nghĩa biểu trưng trong bài thơ Ngôn hoài của

Khổng Lộ thiên sử                                                                                                      

Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du                                                                           

Tiếng thu – một tâm hồn cô đơn                                                                                 

Tống biệt hành của Thâm Tâm                                                                                    

Tràng giang của Huy Cận                                                                                           

Từ ấy của Tố Hữu                                                                                                       

Hình tượng nhạc điệu trong bài thơ Việt Bắc

của Tố Hữu                                                                                                                 

Bài thơ Cánh chiều hôm của Hồ Chí Minh                                                                

Phần thứ tư

MẤY KHÍA CẠNH THI PHÁP TRUYỆN KIỀU

CỦA NGUYỄN DU

Mấy chặng đường nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều                                                 

Truyện Kiều – từ sự thật lịch sử đến sáng tạo nghệ thuật                                          

Truyện Kiều và tiểu thuyết tài tử  - giai nhân                                                             

Tư tưởng nhân vật và cách kể chuyện của Nguyễn Du                                              

Cái nhìn nghệ thuật về con người                                                                              

Không gian nghệ thuật của Truyện Kiều                                                                    

Thời gian nghệ thuật của Truyện Kiều                                                                       

Chân dung Nguyễn Du trong Truyện Kiều                                                                

Màu sắc trong Truyện Kiều  


Sách